21 hộ nông dân trồng cà phê arabica tại Đà Lạt đã mang 21 mẫu cà phê tham dự cuộc thi cà phê ngon do Công ty cà phê UCC (Nhật Bản), Olam, Là Việt tổ chức tại Đà Lạt

L4rTacTAChuyên gia nếm mùi vị cà phê từ khi mới xay cho đến khi pha chế – Ảnh: Mai Vinh

Các mẫu cà phê được rang xay tại chỗ trước sự chứng kiến của nông dân, sau đó được các chuyên gia pha chế cà phê đến từ Nhật Bản, Mỹ và Việt Nam cảm nhận mùi vị từ khi mới xay cho đến khi được pha chế thành thức uống. Các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ ngon của cà phê dựa theo các tiêu chí đánh giá tại các cuộc thi cà phê trên thế giới.

Theo thông tin từ ban tổ chức, 6 mẫu cà phê ngon nhất sẽ được chọn ra để trao giải. Nông dân có mẫu cà phê được đánh giá ngon nhất sẽ được các UCC, Olam, Là Việt đấu giá mua toàn bộ sản lượng cà phê trong vườn hiện có.

Ông Trần Nhật Quang, đại diện ban tổ chức cuộc thi, cho biết: “Cuộc thi chủ yếu cho người nông dân chứng kiến được cà phê sẽ được chế biến thành những thức uống đa dạng nằm ngoài sức tưởng tượng của họ. Nếu sản xuất đúng quy trình thì sản phẩm sẽ được đón nhận và được mua với mức giá cao phù hợp với công sức đã bỏ ra”.

Tại Lâm Đồng, cà phê arabica được trồng duy nhất tại TP.Đà Lạt với diện tích khoảng 15 nghìn hecta, đây là loại cà phê được xem là cà phê đặc sản của Đà Lạt vì được trồng ở độ cao trên 1500m và không nhiều địa phương trồng được loại cà phê này. Cà phê arabica thường được dùng để pha chế thành các thức uống theo phong cách châu Âu.

Cà phê được cân bằng cân điện tử, mỗi tách khoảng 10 g để các chuyên gia nếm - Ảnh: Mai Vinh
Cà phê được cân bằng cân điện tử, mỗi tách khoảng 10 g để các chuyên gia nếm – Ảnh: Mai Vinh
Chuyên gia Nhật Bản nếm cà phê của nông dân - Ảnh: Mai Vinh
Chuyên gia Nhật Bản nếm cà phê của nông dân – Ảnh: Mai Vinh
Chuyên gia pha cà phê đến từ Mỹ pha cà phê cho nông dân thưởng thức - Ảnh: Mai Vinh

Chuyên gia pha cà phê đến từ Mỹ pha cà phê cho nông dân thưởng thức – Ảnh: Mai Vinh