(Khoa học) – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết: Đây là loại sâu mới, chưa từng được nghiên cứu và hiện chưa có thuốc đặc trị.

 Sáng ngày 21/03, trao đổi với phóng viên báo Đất Việt, ông Lại Thế Hưng xác nhận có tồn tại động vật chân đốt gây hại mới trên một số loại rau phổ biến như bó xôi, cải bông xanh, khoai tây, hành, đậu đỗ, cà rốt.

Sâu “siêu nhân” theo cách gọi của bà con nơi đây bắt đầu xuất hiện vào thời điểm cuối năm 2014, ban đầu xuất hiện cục bộ tại các vườn rau tại Phường 7, Phường 8, sau đó tại Phường 12 của thành phố Đà Lạt.

Tại Việt Nam, chưa có một nghiên cứu cụ thể về đặc điểm sinh học và gây hại nào được thông báo liên quan đến giống sâu này.

Qua phản ánh của nông dân, Chi cục đã có khảo sát, đánh giá, tổng hợp lại và có một số thông tin gửi tới các nhà khoa học tại Viện Bảo vệ thực vật để nghiên cứu xác định loại, phân loài, các địa điểm trên thế giới đã từng xuất hiện và con đường vào tới Việt Nam hay đây là loài nguồn gốc tại bản địa.

trao-doi-voi-chi-cuc-bao-ve-thuc-vat-tinh-lam-dong-ve-sau-sieu-nhan_211447984

Hình ảnh “siêu nhân” con non qua kính hiển vy và con trưởng thành trên mặt đất

Theo nghiên cứu sơ bộ tại Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng, “siêu nhân” là động vật chân đốt và không phải là côn trùng. Cơ thể nhoe, mảnh, rất dễ gẫy thành các mảnh, có 6 – 12 đôi chân, tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển, râu tua đuôi nhạy cảm, mập mạp.

Con trưởng thành có chiều dài khoảng 0,5 – 2 cm, không có mắt, cơ thể chia làm hai phần: phần đầu có râu và phần thân. Siêu nhân thường có màu trắng, đẻ trứng quanh năm, tuy nhiên, mùa xuân và mùa thu là hai mùa có số lượng trứng nhiều nhất.

Trứng có màu trắng, hình cầu, có lằng gợn hình lục giác. Ở nhiệt độ 25oC, trứng nở trong 12 ngày.

“Siêu nhân” và trứng

“Siêu nhân” sống toàn bộ cuộc đời trong đất, nhưng rất khó tìm. Khi bị lộ, chúng chui vào các kẽ hở trên đất và biến mất rất nhanh.Con non vừa nở có 6 cặp chân, cơ thể có lông tơ trùm, di chuyển chậm. Cứ mỗi lần lột xác, ấu trùng “siêu nhân” sẽ có thêm một cặp chân và một số lượng không cố định mảnh thân và mảnh râu.

“Siêu nhân” tấn công thẳng vào bộ rễ của cây, làm cho cây bị hại sinh trưởng chậm, bộ rễ tổn thương nên cây giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng dẫn đến giảm năng suất.

 Đất giàu hữu cơ, kết cấu đất tốt, đất được lên luống, đất tơi xốp, nhiều mùn chính là điều kiện lý tưởng cho siêu nhân phát triển.

Hình ảnh cây rau bị

Hình ảnh cây rau bị “siêu nhân” tấn công ảnh hưởng tới các bộ phận của cây.

Vùng rau Lâm Đồng là một vùng rau sạch, an toàn, cung cấp một số lượng lớn thực phẩm rau cho cả nước. Do vậy, Chi cục BTVT tỉnh Lâm Đồng cũng đang nỗ lực tìm ra loại thuốc nào mà ít độc hại trên cây rau, các biện pháp dùng thuốc, phòng trừ khác cũng phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho sản xuất và người tiêu dùng– ông Lại Thế Hưng nói.Hiện nay, Chi cục đang thử nghiệm một số mô hình nhằm tìm ra các loại thuốc phòng trừ. Vào thời điểm giữa mùa mưa và mùa khô sắp tới thì các loại sâu bệnh thường xuyên phát triển mạnh, không trừ loại côn trùng mới này.

Ly Lee